BỆNH GOUT VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT!
NGƯỜI MẮC BỆNH GOUT
CẦN CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG NHƯ THẾ NÀO ⁉
==================
Bệnh Gout ăn gì chắc hẳn là quan tâm không chỉ của nhiều bệnh nhân gout - căn bệnh phổ biến hiện nay, mà còn người thân chăm sóc bệnh nhân. Dinh dưỡng bệnh gout cần hạn chế những thực phẩm có nhiều nhân purin và thực đơn cho bệnh nhân gout cần được tính toán kỹ hàm lượng purin trong thực phẩm.
1.Thực phẩm ảnh hưởng như thế nào đến bệnh gout?
👍Nguyên nhân dẫn đến bệnh gout thường là do di truyền hoặc chế độ ăn uống thiếu khoa học. Một số thực phẩm có thể kích hoạt và làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể.Thực phẩm kích hoạt bệnh gout thường chứa nhiều purin, một chất được tìm thấy tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm. Khi cơ thể tiêu hóa purin sẽ tạo ra axit uric như một chất thải. Tuy nhiên, đôi khi người bệnh không thể đào thải lượng axit uric dư thừa.
👍Chế độ ăn uống nhiều purin là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tích tụ axit uric trong cơ thể và gây nên những cơn đau gout. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cho biết hạn chế một số loại thực phẩm có hàm lượng purin cao và sử dụng thuốc theo phác đồ có thể điều trị bệnh gout. Các loại thực phẩm có thể kích hoạt bệnh gout thường bao gồm nội tạng động vật, thịt đỏ, hải sản, rượu và bia. Các loại thực phẩm này chứa một lượng purin từ trung bình đến cao. Tuy nhiên, các loại rau có hàm lượng purin cao không gây tăng nguy cơ bệnh gout.
2. Nguyên tắc dinh dưỡng bệnh gout
👍Dinh dưỡng bệnh gút cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Cung cấp đủ năng lượng (30 - 35 kcal/cân nặng/ngày) và các dưỡng chất khác cần thiết đối với nhu cầu (0,8 g chất đạm/cân nặng/ngày, 18 - 25% chất béo/tổng nhu cầu năng lượng, dưới 5g muối/ngày).
- Duy trì và ổn định cân nặng bình thường, không được thừa cân hoặc suy dinh dưỡng.
- Bổ sung vitamin C mỗi ngày.
- Uống nhiều nước, đặc biệt là nước có chứa các chất khoáng kiếm để tăng đào thải axit uric (nhu cầu nước tối thiểu là 40ml/cân nặng/ngày).
👍Để chế độ dinh dưỡng phát huy hiệu quả cần kết hợp với vận động, tập luyện sức khỏe, cùng chế độ sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi phù hợp để tăng cường sức đề kháng.
3. Bệnh gout ăn gì?
👍Dinh dưỡng bệnh gút cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các nhóm chất chính sau:
- Chất đạm: Nhóm thực phẩm bệnh nhân gút nên ăn là thịt trắng (thịt heo nạc, sữa, trứng, các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt. Hạn chế ăn hải sản (tôm, cá ngừ, cá trích, cá mòi, ...) và thịt đỏ (thịt bò, thịt dê, nội tạng động vật, ...).
- Chất béo: Thực phẩm chứa chất béo bệnh nhân gút nên ăn là dầu mè, dầu đậu phộng, dầu oliu. Hạn chế ăn dầu hạt hướng dương, dầu đậu nành, mỡ động vật và thức ăn chiên rán vì chất béo cao sẽ làm tăng nguy cơ tái phát cơn gút cấp.
- Chất bột: Dinh dưỡng bệnh gút vẫn rất cần chất bột từ cơm, mì, khoai, ...
- Các loại vi khoáng, dưỡng chất: Bệnh nhân gút nên ăn trái cây giàu vitamin C (cam, bưởi, ...) và các loại rau màu xanh vì cung cấp nhiều loại vitamin khoáng chất cần thiết.
4. Dinh dưỡng bệnh gout cần hạn chế thực phẩm có nhiều nhân purin
👍Điểm quan trọng trong chế độ dinh dưỡng bệnh gút là cần hạn chế thực phẩm có nhiều nhân purin. Người bệnh có thể chọn lựa thực phẩm với hàm lượng purin phù hợp để đưa vào bữa ăn hàng ngày bằng cách tham khảo giá trị purin có trong 100g thực phẩm sau như sau:
-Thực phẩm nhóm I (0 - 15mg purin/100g thực phẩm): Ngũ cốc, bơ, đường, trứng, sữa, phomai, trái cây chín, rau xanh.
- Thực phẩm nhóm II (50 - 150mg purin/100g thực phẩm): Các loại đậu, thịt nạc gia súc (thịt bò, thịt heo), gia cầm (thịt vịt), cá, hải sản (tôm, hàu, sò).
- Thực phẩm nhóm III (>150mg purin/100g thực phẩm): Óc heo, nội tạng động vật (gan), nước luộc thịt, thịt gà, các loại nấm, măng tây, súp lơ trắng, cá ngừ sardin, các loại cá biển, cá mòi.
👍Với hàm lượng này, để đảm bảo chế độ dinh dưỡng bệnh gút, nên chọn thực phẩm nhóm I hoặc II, tránh ăn thực phẩm nhóm III.
5. Thực đơn vàng cho người bệnh Gout
- Nhóm thực phẩm giàu tinh bột rất quan trọng đối với người bệnh Gout, bởi nó chứa một lượng purin an toàn. Chúng có chức năng làm giảm và hòa tan acid uric trong nước tiểu. Vì vậy, người bệnh có thể lựa chọn cơm, khoai, bánh mì đen, ngũ cốc, gạo.
- Chúng ta nên tăng cường ăn các loại rau, củ, quả vì chúng chỉ chứa khoảng 20-25 mg purin. Các loại rau ít dành cho người mặc bệnh này là rau cần, dưa chuột, súp lơ, cải bắp, cải xanh... Đồng thời, bạn nên uống đủ nước khoáng để đào thải acid uric ra khỏi cơ thể.
- Thực phẩm giàu đạm là nhóm chứa hàm lượng purin cao, vì thế, trong bữa ăn hàng ngày bạn nên lựa chọn các loại thực phẩm dưới 50mg% purin như thịt lợn nạc, trứng, sữa ít béo... tuyệt đối tránh xa nội tạng động vật, hải sản.
👍Ăn một chế độ ăn kiêng, lành mạnh có thể hỗ trợ giảm đau, sưng và ngăn ngừa các cơn đau gout trong tương lai.
6. Thay đổi lối sống phòng ngừa bệnh gout
👍Bên cạnh chế độ ăn uống, người bệnh có thể thay đổi lối sống nhằm giảm nguy cơ mắc bệnh gout. Một số lưu ý phổ biến bao gồm:
- Giảm cân: Cân nặng dư thừa có thể khiến cơ thể kháng insulin nhiều hơn và dẫn đến tình trạng không loại bỏ đường đúng cách. Tình trạng này có thể thúc đẩy nồng độ axit uric trong máu cao tăng dẫn đến bệnh gout.
- Thường xuyên luyện tập thể dục: Vận động và tập thể dục thường xuyên là cách tốt nhất để ngăn ngừa các biến chứng của bệnh gout.
- Giữ nước: Uống đủ nước có thể giúp cơ thể loại bỏ lượng axit uric dư thừa trong máu và thải qua nước tiểu. Nếu người bệnh tập thể dục nhiều, việc giữ nước càng quan trọng hơn bởi để bù vào lượng nước cơ thể thoát qua mồ hôi.
- Hạn chế tiêu thụ rượu bia: Cơ thể thường ưu tiên loại bỏ rượu, bia hơn axit uric, do đó dẫn đến tích tụ axit uric và tạo thành các tinh thể. Theo một số nghiên cứu, người uống nhiều hơn 2 ly rượu hoặc bia mỗi ngày có thể tăng nguy cơ bệnh gout lên đến 36%.
- Bổ sung vitamin C: Nhiều nghiên cứu cho biết bổ sung vitamin C có thể hỗ trợ cơ thể loại bỏ axit uric ra khỏi cơ thể và ngăn ngừa bệnh gout.
Gout là bệnh lý khớp mãn tính dẫn đến các cơn đau đột ngột, sưng và viêm khớp. Tuy nhiên thay đổi chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, tùy vào nhu cầu, sức khỏe và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.