THEO DÕI NỒNG ĐỘ VANCOMYCIN TRONG TRỊ LIỆU
THEO DÕI NỒNG ĐỘ VANCOMYCIN TRONG TRỊ LIỆU
Vancomycin là kháng sinh nhóm Glycopeptid được sử dụng tiêm tĩnh mạch trong điều trị nhiễm trùng xâm lấn vi khuẩn Gram (+), đặc biệt là Staphylococcus aureus đề kháng methicillin (MRSA).
Vancomycin được sử dụng bằng cách tiêm truyền ngắt quãng với liều được làm tròn trong vòng 250mg. Vancomycin nên được tiêm truyền tăng 0.5 giờ với mỗi 500mg tăng thêm (Ví dụ: tiêm 500mg trong 0.5 giờ, tiêm 1000mg trong 1 giờ). Trường hợp bệnh nhân mắc hội chứng người đỏ, cần phải giảm tốc độ tiêm truyền (ví dụ: tiêm 500mg trong 1 giờ).
Cho đến nay, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng tiêm truyền liên tục Vancomycin không chứng minh sự cải thiện kết quả điều trị trên bệnh nhân so với tiêm truyền ngắt quãng. Tuy nhiên, tiêm truyền liên tục có thể liên quan đến việc giảm hội chứng của người đỏ và độc tính thận, mặc dù cần có thêm các thử nghiệm lâm sàng trước khi phương pháp này được sử dụng thường xuyên.
Sử dụng vancomycin cần dựa trên chủng vi khuẩn, mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng, cân nặng của bệnh nhân và chức năng thận.
Hợp lý hóa liều và cách sử dụng Vancomycin cần xem xét vị trí tiêm, mức độ nặng, cân nặng, chức năng gan thận, thuốc dùng kèm và sự nhạy cảm của vi khuẩn. Ngoài ra, cá thể hóa điều trị và hiệu chỉnh liều theo nồng độ thuốc trong máu để duy trì nồng độ thuốc ổn định, từ đó có thể tối ưu hóa hiệu quả điều trị.
Việc theo dõi nồng độ Vancomycin trong huyết tương cần được tiến hành ở các bệnh nhân bệnh nặng, nhiễm trùng xâm lấn nặng; chức năng suy thận giảm hoặc có sự thay đổi nhanh; béo phì; người cao tuổi; những người đáp ứng lâm sàng kém sau 3-5 ngày điều trị; ở người bệnh phối hợp Vancomycin với các thuốc độc thận khác như: aminoglycosid, piperacillin – tazobactam, amphotericin B, cyclosporin, thuốc lợi tiểu quai, thuốc giảm đau không steroid (NSAID) và thuốc cản quang cũng cần theo dõi nồng độ thuốc trong máu.