NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH VIÊM MŨI DỊ ỨNG
Viêm mũi dị ứng là một tình trạng phổ biến ở nước ta hiện nay có khoảng 10-30% dân số thế giới mắc chứng viêm mũi dị ứng, nhất là vào lúc thời tiết giao mùa. Hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi và nhiều triệu chứng khác có thể xảy ra cùng lúc, dù không nghiêm trọng nhưng viêm mũi dị ứng cũng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt thường ngày. Viêm mũi dị ứng nếu không được điều trị cũng như chăm sóc, phòng bệnh ngay từ đầu thì có thể dẫn đến viêm mũi xoang dị ứng, Polyp mũi, polyp xoang và bệnh hay tái phát.
1. Viêm mũi dị ứng là gì?
Viêm mũi dị ứng là tình trạng mũi bị kích thích và viêm không phải do virus, vi khuẩn mà do các tác nhân từ môi trường như phấn hoa, lông động vật, lông sâu, bướm, khói bụi, mạt nhà. Viêm mũi dị ứng thường được chia thành các dạng bao gồm:
- Viêm mũi dị ứng theo mùa: Hay còn gọi là viêm mũi dị ứng thời tiết, thường xảy ra ở một vài thời gian nhất định trong năm.
- Viêm mũi dị ứng quanh năm: Là tình trạng bất cứ khi nào gặp phải các yếu tố dị ứng thì mũi đều bị kích ứng và viêm.
2. Triệu chứng?
- Hắt hơi liên tục
- Chảy mũi dịch trong
- Ngạt mũi gây khó thở do phù nề cuốn mũi
- Thường xuyên bị ngứa mũi, chảy mũi nhiều nhất là vào buổi sáng.
- Ngứa họng
- Ngứa ở khóe mắt, phù mi mắt dưới
3.Nguyên nhân
• Yếu tố gia đình
• Yếu tố miễn dịch
• Cơ địa dị ứng.
• Tiếp xúc dị nguyên
• Yếu tố môi trường khí hậu
• Bất thường trong cấu trúc của mũi
5. Phân biệt viêm mũi dị ứng và viêm mũi thông thường
| Viêm mũi dị ứng | Viêm mũi thông thường |
Nguyên nhân | Do các tác nhân dị ứng gây ra, chủ yếu là phấn hoa, lông động vật, lông sâu bướm, khói bụi, hóa chất | Do virus, vi khuẩn từ các mầm bệnh như cảm, cúm, các bệnh liên quan đến tai mũi họng bị biến chứng gây ra. |
Triệu chứng | – Hắt xì và ngứa mũi là triệu chứng thường gặp nhất, ngoài ra người bệnh cũng có các biểu hiện như chảy nước mũi, sổ mũi, nghẹt mũi… | – Ít hắt hơi, chủ yếu là nghẹt mũi và chảy nước mũi |
6. Phòng ngừa viêm mũi dị ứng
Để phòng tránh viêm mũi dị ứng do thời tiết, điều quan trọng là phải tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể bằng các biện pháp sau:
• Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng : bụi nhà, bụi đường, tránh chơi với mèo hay chó, khói thuốc lá... Nếu buộc phải tiếp xúc thì nên dùng khẩu trang tốt, che chắn đường hô hấp và vệ sinh sạch sẽ sau khi tiếp xúc với yếu tố gây dị ứng.
• Vệ sinh nơi ở: tăng cường vệ sinh nhà cửa, giữ môi trường sống xung quanh sạch sẽ.
• Bảo vệ khi thời tiết thay đổi: trong những ngày lạnh, cần phải giữ ấm vùng mũi, họng, đầu và cổ. Đặc biệt vào thời điểm giao mùa, cần tránh để cơ thể, đặc biệt là hệ hô hấp bị ảnh hưởng do thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, mưa, gió,...
• Ăn đủ chất dinh dưỡng: bổ sung nhiều trái cây, rau xanh, nước trà xanh và có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý để tăng sức đề kháng của cơ thể. Tránh ăn uống đồ lạnh, tránh khói thuốc lá.
• Không lạm dụng thuốc: dù là dùng nhiều thuốc dạng uống hay dạng xịt thì cũng đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài. Do đó, việc dùng thuốc phải theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đạt được hiệu quả cao nhất cũng như tránh tác dụng phụ hoặc lạm dụng thuốc.
Hiện nay, Khoa 3 Chuyên khoa là địa chỉ tin cậy khám và điều trị viêm xoang; khám tai mũi họng bằng máy nội soi kỹ thuật cao; xử lý chấn thương, dị vật vùng tai mũi họng; phẫu thuật cắt A gây mê... Vì vậy, khi nhận thấy dấu hiệu bất thường nào liên quan đến tai mũi họng hãy tới ngay Khoa 3 Chuyên khoa - Bệnh viện đa khoa Diễn Châu để được thăm khám và điều trị kịp thời.