Trích lược Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Béo phì - Bộ Y Tế ban hành
Trích lược Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Béo phì - Bộ Y Tế ban hành theo quyết định số 2892 ngày 22/10/2022
Béo phì là khi chỉ số BMI (kg/m2) lớn hơn 25 (từ 23-24,9 là thừa cân); hoặc vòng bụng ở nam >= 90cm; nữ >= 80cm (lúc đo thở ra nhẹ, thở đều, đo giữa xương vùng chậu và xương sườn cuối). Cân nặng lý tưởng là BMI = 22 . CNLT là chỉ số để tính Kalo cho người cần giảm cân theo công thức tính Kalo (xem chi tiết ở file đính kèm).
Tỉ lệ béo phì gia tăng nhanh ở VN. Hiện tại, tỉ lệ thừa cân béo phì là 15% (năm 2018), tỉ lệ béo phì là 3,6% (năm 2014). Nguyên nhân nhiều phía: ăn uống, vận động, di truyền, tổn thương tâm lý – stress, thuốc (corticoid, một số loại an thần, hướng thần, chống trầm cảm 3 vòng, 4 vòng...), một số bệnh lý (suy giáp, cường thượng thận...) Tỉ lệ béo phì ở trẻ em và thanh thiếu niên đang gia tăng nhanh chóng.
Về điều trị: bên cạnh quản lý cân nặng cần để ý quản lý các biến chứng các vấn đề thường gặp khi béo phì: lipid máu, đái tháo đường, bệnh tim mạch (tăng huyết áp, nguy cơ đột quỵ), bệnh xương khớp (tải trọng nặng lên khớp gối, người béo phì dễ gặp thoái hóa khớp gối)....
Mục tiêu giảm cân thực tế: Giảm cân 5–15% trong khoảng thời gian 6 tháng là thực tế và đã được chứng minh mang lại lợi ích sức khỏe. Có thể cân nhắc giảm cân nhiều hơn (từ 20% trở lên) đối với người có độ béo phì cao hơn (BMI = 35). Duy trì giảm cân và phòng ngừa và điều trị các bệnh đồng mắc là hai tiêu chí chính.
Béo phì là một bệnh mạn tính. Nguời bệnh cần được theo dõi và tái khám thuờng để ngăn ngừa tăng cân trở lại và để theo dõi nguy cơ bệnh tật cũng như điều trị các bệnh đồng mắc nếu xuất hiện (ví dụ: đái tháo đường tuýp 2, bệnh tim mạch)
Can thiệp lối sống là nền tảng đảm bảo duy trì giảm cân bền vững, an toàn bao gồm các biện pháp can thiệp dinh duỡng, tập luyện thể lực, thay đổi hành vi, hỗ trợ tâm lý.
- Ðiều trị bằng thuốc khi can thiệp lối sống trong 3 tháng không giúp giảm được 5% cân nặng, nguời bệnh có BMI = 25
Cần tính lượng Kalo hàng ngày (nam/ nữ, lao động nhẹ - trung bình – nặng)
Cần tập luyện ít nhất 150 phút/ tuần (30 phút/ ngày X 5 ngày/ tuần, không nghỉ quá 02 ngày liên tiếp). Nên tập có kháng lực. Nhịp tim khi tập = (220 - tuổi) x (từ 50% dến 70%) là đang tập phù hợp. Nhảy dây và chạy (10km/h) là 2 món thể thao đốt nhiều kalo nhất. Tập gì tùy vào tình hình sức khỏe bản thân.
Mục tiêu điều trị bằng thuốc: mục tiêu giảm 5-10% cân nặng trong 6 tháng khi bắt đầu điều trị (việc thay đổi lối sống thường chỉ giúp giảm đc 3-5% cân nặng). Thuốc điều trị béo phì được dự định là một phần của chiến luợc điều trị lâu dài.
Mỗi cá nhân đáp ứng điều trị khác nhau với từng loại thuốc. Cân nhắc thay đổi thuốc hoặc liệu pháp điều trị béo phì khác nếu không được hiệu quả giảm cân trên lâm đáng kể sau ba tháng dùng thuốc với liều đủ/ tối đa, dung nạp được.
Khuyến cáo ngưng thuốc điều trị béo phì nếu không đạt được giảm = 5% cân nặng sau ba tháng dùng liều điều trị. Không khuyến cáo dùng thuốc điều trị béo phì ở Phụ nữ có thai, cho con bú, phụ nữ dự định có thai.
Có 2 thuốc được phê duyệt và lưu hành
-Orlistat: 120mg/ lần * 3 lần/ ngày. Chi phí khoảng 10k/ viên
- Liraglutid: liều đích là 3mg/ ngày, tiêm dưới da (vốn là thuốc tiêm điều trị tiểu đường), chi phí tầm 1 triệu – 1,4 triệu/ ống 18mg dùng được 6 ngày.
Biện pháp cuối cùng là can thiệp phẫu thuật: phẫu thuật đặt vòng thắt dạ dày, phẫu thuật tạo hình dạ dày ống đứng, phẫu thuật nối tắt dạ dày, phẫu thuật phân lưu mật tụy, phẫu thuật đảo dòng tá tràng, phẫu thuật nối tắt dạ dày với 1 miệng nối, phẫu thuật khâu nếp gấp dạ dày, phẫu thuật tạo hình dạ dày, đặt bóng dạ dày.
Phẫu thuật tạo hình dạ dày ống đứng chiếm tỷ lệ cao nhất trong các phương pháp phẫu thuật giảm béo giai đoạn 2015-2018 tăng 30,8%, tiếp theo là phẫu thuật nối tắt dạ dày
Phẫu thuật đặt vòng thắt dạ dày có tỷ lệ giảm còn 1/3 so với các giai đoạn trước, phẫu thuật phân lưu mật tụy tăng số lượng gấp đôi trong giai đoạn 2015-2018.
Trong giai đoạn 2005- 2009 tại châu Á có 6598 bệnh nhân được thuật giảm béo trong đó phẫu thuật đặt vòng thắt dạ dày chiếm tỷ lệ cao nhất 35,9%, phẫu thuật nối tắt dạ dày ruột chiếm tỷ lệ 24,3%, phẫu thuật tạo hình dạ dày ống đứng chiếm tỷ lệ 19,5%, phẫu thuật nối
Các bước điều trị béo phì theo lược đồ như sau